Ưu điểm và nhược điểm của 7 tấm lợp làm mái

0
1203

Tấm lợp làm mái của nhà ở hay các công trình xây dựng khác là phần quan trọng không thể thiếu của mỗi công trình, nó ảnh hưởng đến cấu trúc và tính thẩm mỹ của mỗi công trình. Mái nhà có vô số những kiểu dáng, màu sắc, kích cỡ đa dạng.

Các tấm lợp được sản xuất từ các vật liệu khác nhau sẽ có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Lammaiton.vn sẽ liệt kê một số ưu nhược điểm của các tấm lợp làm mái trong bài viết này.

Tấm lợp làm mái đẹp
Lựa chọn tấm lợp mái đẹp, phù hợp sẽ mang lại sự sang trọng, tinh tế cho công trình

4 tiêu chí lựa chọn tấm lợp làm mái phù hợp

Để tấm lợp làm mái đem lại cho bạn nhiều lợi ích nhất thì bạn phải chọn vật liệu làm mái đáp ứng được các tiêu chí sau:

Tính bảo vệ: có tác dụng bảo vệ con người, công trình, tài sản khác khỏi tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Ví dụ: tấm lợp nhựa có khả năng chống cháy, tấm lợp gỗ có khả năng cách điện

Tính thẩm mỹ: nên chọn tấm lợp hài hòa với màu sắc thiết kế công trình như: sơn tường, sàn nhà, nội thất…Ngoài ra nên chọn tấm lợp hòa hợp với các công trình xây dựng xung quanh (nếu có) để làm nổi bật nét riêng vốn có của công trình nhà mình.

Khả năng chống chịu với thời tiết: không thể tránh khỏi thời tiết khắc nghiệt, mưa gió bão bùng… nên cần lựa chọn sản phẩm phải có khả năng thích ứng cao với sự thay đổi của thời tiết là điều rất quan trọng để tránh phải sửa chữa mái công trình vừa tốn kém chi phí, thời gian mà còn khó sửa đối với mái bê tông, mái kính.

Ví dụ: mái bê tông có thể bị gió mạnh hất bay khỏi mái nhà, tấm lợp nhựa, gỗ thì hay bị nấm mốc…Tấm lợp kim loại thì bền hơn cả, có khả năng chống cháy, nhẹ, hạn chế nấm mốc, thân thiện với môi trường vì có thể tái chế gần 100%

Chi phí: đây là yếu tố rất được quan tâm khi lựa chọn sản phẩm lợp mái cho công trình. Ai cũng thích giá rẻ nhưng điều quan trọng hơn cả là chất lượng của sản phẩm như thế nào.

Ví dụ: Tấm lợp nhựa rẻ hơn so với gỗ và kim loại nhưng tuổi thọ của tấm lợp nhựa chỉ từ 15-30 năm.Trong khi tấm lợp gỗ, kim loại tuổi thọ 30-50 năm

Ưu và nhược điểm của các loại tấm lợp làm mái

Mỗi loại tấm lợp làm mái có những ưu điếm và nhược điểm riêng. Tùy vào địa hình thi công, sở thích, nhu cầu của bạn để chọn được cho mình tấm lợp như ý.

  1. Mái tôn

Loại mái này đang được ứng dụng rất rộng rãi (chiếm đến 90%) vì giúp tiết kiệm chi phí và thời gian nhất.

Tấm lợp làm mái bằng tôn
Vật liệu làm mái là tôn

Ưu điểm:

– Đa dạng màu sắc, kích cỡ dày mỏng khác nhau

– Tìm hiểu thêm về: Gợi ý cách chọn màu sắc mái nhà phù hợp qua 6 yếu tố

– Có tuổi thọ lâu dài, giá thành rẻ hơn làm các loại mái khác

– Chi phí bảo trì thấp, nhanh gọn

– Kết cấu thép mái tôn được gắn kết nhau một cách an toàn và kiên cố

– Dỡ mái tôn rất đơn giản nếu như phải thay đổi thiết kế ngôi nhà

– Tính bền nhẹ hơn mái ngói (khoảng 1/10 so với các loại ngói.), mái bê tông do đó thi công dễ dàng

– Bền vững trước sự thay đổi khắc nghiệt của môi trường,

– Tấm lợp kim loại không bị bắt lửa và có khả năng chống cháy,

– Tôn lợp kim loại không hấp thụ độ ẩm nên hạn chế rêu, nấm mốc, côn trùng độc hại

– Các tôn lợp kim loại có thể tái chế 100% nên hạn chế rác thải

– Hầu hết mái tôn có thể được cài đặt trên mái nhà với độ dốc từ 15 độ mà không dẫn đến hiện tượng bị dột.

– Dễ dàng cho nước mưa thoát ra do bề mặt cứng và trơn, mái tôn không bị thấm nước mưa.

Nhược điểm:

♦ Dễ bị móp méo nếu nếu mưa đá lớn rơi vào

♦  Gây tiếng ồn khi trời mưa nhưng có thể khắc phục bằng cách sử dụng các loại vật liệu cách âm cách nhiệt như: tôn cách nhiệt, túi khí cách nhiệt, bông khoáng Rockwool, bông thủy tinh Glasswool, cách nhiêt PU

♦ Do có tính hấp thụ nhiệt nên gây cảm giác nóng bức vào mùa hè nhưng hiện nay có rất nhiều cách để hạ nhiệt mái tôn như son chống nóng, hệ hống mái xanh, tôn cách nhiệt, trần vách thạch cao, hệ thống phun nước…

2. Mái ngói

Tấm lợp làm mái nhà bằng ngói được làm rất nhiều thời xưa, nhưng hiện nay không còn phổ biến như trước vì sự ra đời của nhiều loại mái hiện đại, tiện dụng hơn.

Tấm lợp làm mái bằng ngói
Vật liệu ngói

Ưu điểm:

– Khả năng cách nhiệt tốt nên mát vào mùa hè

– Hạn chế thấm dột

– Kiến trúc đẹp

Nhược điểm: dễ bị rêu mốc, chi phí cao, khó thi công, mất nhiều thời gian thi công

3. Mái bê tông

Tấm lợp làm mái bằng bê tông
Vật liệu bê tông

Ưu điểm: độ bền cao, chịu tải tốt nên đặt được bồn nước, dàn nóng lạnh lên trên

Nhược điểm:

♦ Trọng tải lớn gây ảnh hưởng đến kết cấu móng nhà.

♦ Dễ bị tồn đọng nước mưa, thấm nước gây ra các mảng ố dưới trần nhà

♦ Rêu mốc, nứt lẻ mái nên phải dùng các biện pháp chống thấm

♦ Không thể di chuyển tháo lắp và gây khó khăn khi phá dỡ công trình.

4. Mái kính

Tấm lợp làm mái bằng kính
Tấm lợp bằng kính

Ưu điểm:

– Tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên chiếu sáng không gian trong nhà.

– Làm giảm độ sáng của ánh sáng tự nhiên và điều chỉnh mức sáng tự nhiên sao cho không tạo cảm giác chói hay lóa mắt đối với những người sinh sống trong nhà, trường học, cơ quan…

Nhược điểm

♦ Việc thi công, lắp đặt gặp rủi ro như vỡ, lẻ

♦ sửa chữa, phá dỡ phức tạp

♦ Không thể tái sử dụng với kích thước, quy cách khác được

♦ Kính tạo nên hiệu ứng lồng kính, làm tăng nhiệt ở môi trường bên trong. Nên phải dùng máy lạnh, gây tiêu tốn năng lượng và ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường

♦ Việc tiêu huỷ khó khăn

5. Tấm lợp fibro ximăng

Tấm lợp bằng mái bằng fibro xi măng
Mái Fibro xi măng

Ưu điểm: là vật liệu mái rẻ nhất, bền với môi trường kiềm và axit, không bắt cháy, chịu nắng, chịu mưa tốt, không ồn và giá thành rất rẻ.

Nhược điểm :độ biền không cao, sử dụng được thời gian ngắn, thiết kế xấu, dễ bị tốc mái nên được sử dụng cho những công trình tạm.

6. Mái nhựa

Phổ biến là tấm lợp polycarbonate (tấm nhựa thông mình)

Tấm lợp làm mái bằng nhựa
Tấm lợp làm mái bằng nhựa

Ưu điểm: nhẹ, an toàn, ít hấp thụ nhiệt, có khả năng uốn cong cơ học trong điều kiện bình thường và giá thành rẻ

Nhược điểm tấm lợp polycarbonate là gây tiếng ồn lớn khi mưa và rất khó vệ sinh khi chất bẩn chui vào trong các lỗ rỗng của tấm, gây mất thẩm mỹ

7. Tấm lợp sinh thái

Loại này chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng rất phổ biến ở nước ngoài. 2 loại thông dụng: Onduline và Corrubit

Tấm lợp làm mái sinh thái
Tấm lợp làm mái

Ưu điểm:

–  Không độc hại

– Thi công nhanh chóng, nhẹ

– Cách âm, cách nhiệt tốt

– Dễ dàng thay thế, độ bền cao

– Kiểu dáng đẹp

Nhược điểm: phù hợp ở Châu Âu vì khí hậu mát mẻ. Tấm lợp có hiện tượng mềm ra nếu dùng ở nơi có thời tiết thường xuyên nóng nên phải khắc phục bằng cách làm hệ khung thép dày hơn bình thường.

Hy vọng bài viết này giúp các bạn tìm được tấm lợp làm mái cho công trình của mình.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here