Chắc hẳn có rất nhiều người còn thắc mắc rằng tại sao mái tôn có dạng lượn sóng? Vì lý d gì mà các nhà sản xuất nhất thiết phải sản xuất mái tôn có dạng lượn sóng? công dụng của hình dáng này là gì và vì sao không sản xuất và thiết kế đa dạng các hình dáng tôn khác? Nếu như bạn có cùng thắc mắc và câu hỏi trên hãy cùng chúng tôi đi tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao mái tôn lượn sóng?
Tôn lợp là một trong những vật liệu xây dựng rất quan trọng trong nhiều công trình xây dựng hiện nay. Công dụng của chúng là bảo vệ các công trình xây dựng như nhà ở, nhà xưởng công nghiệp…. khỏi các tác nhân của môi trường bên ngoài. Thông thường tùy thuộc vào từng yêu cầu khác nhau mà mỗi loại tôn thường có những độ dày và tiêu chuẩn kỹ thuật khác. Tuy nhiên dù độ dày có thay đổi thì tôn lợp vẫn chỉ có một hình dáng là lượn sóng. Sở dĩ các tôn lợp có dạng lượn sóng là vì lý do sau đây:
Theo các kỹ sư xây dựng cho biết với thiết kế lượn sóng sẽ giúp tăng khả năng chịu lực của sản phẩm. Đây cũng là lý do giải thích cho việc các mái tôn lượn sóng có khả năng chịu lực tốt hơn tôn thẳng. Bên cạnh đó thiết kế này còn giúp cho các công trình xây dựng giảm tiếng ồn, hạn chế các tác nhân từ môi trường bên ngoài gây ảnh hưởng đến không gian bên trong đặc biệt là khi có mưa to.
Xét theo nhiệt học trong xây dựng thì các mái tôn lượn sóng được ứng dụng để bảo vệ các công trình xây dựng khỏi nắng nóng, gió, bức xạ nhiệt… khi nhiệt độ quá cao hay gặp bức xạ nhiệt tấm tôn của bạn sẽ giãn nở với tôn dạng thẳng, khi hiện tượng dãn nở xuất hiện sẽ không đủ diện tích và gây ra hiện tượng đứt gãy hoặc các đinh vít cố định bị bung ra. Trong khi đó tôn lượn sóng có cấu tạo gợn sóng đủ không gian để tôn giãn nở tốt hạn chế ảnh hưởng đến kết cấu của mái và giữ được ốc vít cẩn thận.
Về cấu tạo của tôn lượn sóng: gồm có 3 phần là phần khung, phần kèo cùng tôn lợp và hệ thống ốc vít. Với đặc điểm từng phần mang lại những đặc tính nổi bật sau:
Khung: Đây là phần chịu trọng tải lớn nhất của các công trình xây dựng, đảm bảo được độ chắc chắn cũng như chống chịu tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: mưa đá, bão lũ…
Kèo và tôn lợp: Đây là bộ phận bên ngoài của tôn có khả năng cách nhiệt, chống nắng, chống độ ẩm… và thường sử dụng hiện tôn sinh thái..
Hệ thống ốc vít: Đây là bộ phận cố định tôn lớp với công trình xây dựng cho nên người sử dụng thường lựa chọn ốc vít được làm từ chất liệu inox mạ crome. Bởi chúng có độ cứng cao, chịu gỉ sét tốt cũng như có khả năng chống nước mưa thấm vào công trình bên trong.
Giải pháp hoàn hảo cho các công trình xây dựng
Trước đây tôn lợp truyền thống thường mang lại rất nhiều hạn chế như khả năng chống nóng, chống nhiệt kém. Nhưng với dòng tôn lợp lượn sóng hiện nay bạn hoàn toàn không cần lo lắng về điều này bởi bởi với công nghệ phát triển các dòng tôn lượn sóng đã hoàn toàn khắc phục được những nhược điểm trên. Vừa mang đến tính thẩm mỹ cho công trình, giúp nâng cao tuổi thọ, cách nhiệt cách âm tốt với chất liệu tôn sinh thái đang được rất nhiều người ưa chuộng và tin dung.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về mái tôn lượn sóng, những đặc tính nổi bật và ưu điểm của dòng tôn này. Đây cũng chính là câu trả lời mà chúng tôi muốn mang đến cho các bạn. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được mọi thắc mắc cũng như câu hỏi mà các bạn đang quan tâm.